MOBA vươn lên vị trị thống trị từ năm 2009.
League of Legends (2009) Cũng trong năm Demigod phát hành, Riot Games ra mắt League of Legends. Game có bước khởi đầu khá tốt một phần nhờ danh tiếng của người phát triển, không ai khác chính là người đã làm nên tên tuổi của DOTA Allstars, Steve "Guinsoo" Feak. Cũng giống như Heroes of Newerth, một game ra sau đó khoảng nửa năm, League of Legends có hơn chục tướng với khi game mới phát hành và chính hiệu là một game thể loại MOBA. Không giống như Heroes of Newerth và Demigod, Leage of Legends hoàn toàn miễn phí. Người chơi có thể chọn 10 vị tướng được thay đổi mỗi tuần, nhưng họ cũng có thể mua vĩnh viễn vị tướng mình thích bằng tiền kiếm được trong game - Influence Point hoặc tiền nạp thẻ - Riot Point.
Nắm bắt được sự phát triển lớn mạnh của thị trường game miễn phí, League of Legends đã thành công rực rỡ. Để thoát ra khỏi cái bóng của DOTA, Riot Games đã đặt ra một cái tên mới cho thể loại này, đó là MOBA (Multiplayer Online Battle Arena). Cho đến tháng 1/2014, League of Legends có 27 triệu lượt chơi mỗi ngày. Heroes of Newerth (2010) Là một game nổi tiếng khác thuộc thể loại MOBA, Heroes of Newerth (HoN) được S2 Games phát triển mang người chơi tới cuộc chiến giữa hai phe Legion và Hellbourne tại khu rừng Caldavar. Với hơn 100 vị anh hùng cùng những phép thuật và kĩ năng của mình, người chơi sẽ điều khiển và có nhiệm vụ phối hợp với nhau phá tan Cây Thần (phía Legion) hoặc Lăng Mộ Cúng Tế (phía Hellbourne) để kết thúc trò chơi. Với điểm cộng có được từ đồ họa cùng gameplay, Heroes of Newerth không khó để thu hút được sự chú ý của cộng đồng game thủ MOBA thời bấy giờ.
Xuất hiện lần đầu vào hè năm 2010 với bản beta miễn phí, thế nhưng HoN đã tạo được ấn tượng ban đầu với những game thủ DOTA khó tính. Với nền tảng dựa theo Custom Map nổi tiếng nhất của trò chơi kinh điển Warcraft 3 - DOTA Allstars, về cơ bản, HoN có những đặc điểm giống hệt với người tiền nhiệm, từ gameplay cho đến hệ thống heroes, skills và items. Tuy nhiên, không vì thế mà HoN tự biến mình thành bản sao mờ nhạt của DOTA. Ngay từ những ngày đầu tiên, HoN đã được ra mắt với cấu hình nhẹ, nhưng lại có đồ họa đẹp và bắt mắt. Game còn mạnh dạn thay đổi hoàn toàn tên các heroes, skills và items, khiến không ít cao thủ DOTA gặp phải khó khăn khi bước đầu làm quen với trò chơi, chứ không phải vì HoN "nhái" theo DOTA nên các fan của DOTA dễ dàng hòa nhịp với HoN như nhiều người vẫn lầm tưởng. Sai lầm lớn nhất của S2 Games có lẽ là biến HoN trở thành một game thu phí sau thành công của bản beta. Cho dù sau này có đưa game trở về miễn phí, HoN cũng không thể thu hút được game thủ như League of Legend. DOTA 2 (2011) Để cho một "tượng đài" như DOTA rơi vào quên lãng là một điều hết sức phí phạm. Lúc này Valve Coporation bắt đầu nhảy vào cuộc và phát triển DOTA 2. Chiến lược của nhà sản xuất này là nhờ Icefog, người đang rất thành công trong việc phát triển các phiên bản của DOTA hỗ trợ phát triển game này. Ngày 9/5/2009, Icefrog thông báo rằng anh ấy đã được nhận bởi Valve để thực hiện dự án. Điều đó khiên người hâm mộ tin tưởng về một phiên bản mới và sự xuất hiện của DOTA 2.
Tranh chấp về quyền sở hữu cái tên DOTA 2 khép lại vào năm 2012 với phần thắng thuộc về Valve, đồng thời họ vẫn cho phép cộng đồng game thủ sử dụng tên DOTA với mục đích phi thương mại. Và phải theo luật đó là Blizzard phải đổi tên game chuẩn bị phát hành của mình thành Blizzard Allstars. Vavle cuối cùng cũng công bố DOTA 2 tại sự kiện Gamescom 2011 với giải đấu mang tên "The International", với tổng trị giá giải thưởng lên tới 1,6 triệu đô la. DOTA 2 giờ đây đã có thể tiếp bước bản đồ DOTA Allstars của Warcraft 3, nâng cấp hiệu ứng cũng như thêm màu sắc các vị tướng cũng như những trang bị (thay đổi để không vi phạm bản quyền của Blizzard). Sau thời gian dài beta test, Valve cuối cùng cũng chính thức phát hành game Dota 2 thành game chơi-miễn-phí vào mùa hè 2013. Thời kỳ bùng nổ của MOBA Đứng trước tốc độ phát triển có phần chóng mặt của thể loại này, cộng đồng game thủ không ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều các nhà sản xuất game bày tỏ tham vọng được "chia phần" trong miếng bánh đầy béo bở mang tên MOBA để kiếm lời. Bằng chứng là trong vài năm gần đây, số lượng đầu game MOBA mới được sản xuất là khá nhiều. Có thể dễ dàng kể ra một vài cái tên chuẩn bị ra mắt hoặc đang trong giai đoạn thử nghiệm như Infinite Crisis, Prime World, SMITE...hứa hẹn một sự cạnh tranh hết sức khốc liệt giữa những "tay lính mới" với "cựu binh" Valve và Riot Games. Thể loại MOBA bùng nổ đồng nghĩa với việc người chơi phải đặt câu hỏi về chất lượng của những game ra sau này. Chỉ trong năm 2014 đã có rất nhiều hãng game lên tiếng phát hành MOBA, tháng 7 năm nay, Gearbox công bố game MOBA mới của họ, Battleborn. Trước đó vài tuần, CD Projekt đã công bố The Witcher Battle Arena. Cách đó hơn 1 tháng, Crytek tiết lộ Arena of Fate. Trước tiên những tựa game này phải cạnh tranh với Heroes of the Storm, Sins of a Dark Age, Infinite Crisis, Dawngate, Dead Island: Epidemic, Adventure Time: Battle Party, Smite, Transformers Universe - tất cả đang trong trạng thái demo hoặc beta. Vấn đề ở chỗ CD Projekt hay Crytek đều chỉ là những người đến sau và khó lòng cạnh tranh với những tên tuổi như Valve, Riot Games. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là cánh cửa MOBA đã đóng lại. Sân chơi này vẫn còn khá rộng, sẵn sàng chấp nhận bất cứ nhà phát triển nào có tầm nhìn và chịu đầu tư. Nguyễn Hào |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét